Chăm sóc da sau khi điều trị laser là bước quan trọng để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo làn da hồi phục nhanh chóng, an toàn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những bước cần thiết để chăm sóc tình trạng da sau laser, từ việc làm dịu da ngay sau khi điều trị đến cách bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại và hỗ trợ tái tạo làn da mịn màng, tươi trẻ. Cùng BOMBIT tìm hiểu những bí quyết chăm sóc tình trạng da sau laser đúng cách để sở hữu làn da khỏe đẹp, đầy sức sống sau quá trình điều trị laser.
Mục lục
Tại sao cần chăm sóc da sau laser?
- Da đỏ: Da đỏ sau khi điều trị bằng laser là hiện tượng phổ biến cho dù bạn có làn da khỏe mạnh, da bình thường, da yếu hay da dày/mỏng. Thông thường, da sẽ trở lại bình thường sau khoảng 48 giờ.
- Lột da và mài da: Hiện tượng này thường xảy ra sau liệu pháp Laser CO2 hoặc Laser CO2 phân đoạn. Da có thể bị lột và mài da 2-3 ngày sau khi thực hiện phương pháp laser, để lộ lớp da mỏng và nhạy cảm.
- Da lõm: Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn thực hiện liệu pháp điều trị sẹo, nốt ruồi, tàn nhang hoặc nám da sâu. Tuy nhiên, da lõm có thể được làm đầy trở lại nếu bạn chăm sóc da đúng cách sau khi điều trị bằng laser.
Cách chăm sóc tình trạng da sau laser
Chườm mát cho da
Sưng và đỏ sau khi điều trị bằng laser là phản ứng da hoàn toàn bình thường. Chườm đá thường xuyên sẽ giúp làm giảm các vấn đề này trong khi chờ da mới hình thành trở lại.
Làm sạch da mặt mỗi ngày
Dưỡng ẩm cho làn da
Dưỡng ẩm và cấp nước cho da là một trong những bước cần thiết và quan trọng trong quá trình chăm sóc da sau laser để phục hồi “sức khỏe” cho làn da như trước. Hình thức dưỡng ẩm cho da phù hợp lúc này là xịt khoáng. Xịt khoáng sẽ giúp da được cấp nước tức thời và là phương pháp cấp nước nhẹ nhàng, không gây kích ứng, hiệu quả cho làn da nhạy cảm lúc này.
Chống nắng cho da
Việc chống nắng và tránh tuyệt đối tia UV cho da sau khi điều trị bằng laser là vô cùng cần thiết. Bạn có thể quên vệ sinh và dưỡng ẩm cho da thường xuyên, nhưng tuyệt đối không được quên bảo vệ da bằng kem chống nắng nếu không muốn tình trạng da sau điều trị bằng laser không những không cải thiện mà còn trở nên tiêu cực hơn (sạm/nám/tàn nhang bùng phát).
Chế độ ăn uống hợp lý
Ngoài việc chăm sóc da cẩn thận và khoa học, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng là một trong những phương pháp chăm sóc da sau laser cực kỳ hữu ích.
Một số thực phẩm có thể cung cấp vitamin có tác dụng bổ sung sức đề kháng cho da và cơ thể, giúp da phục hồi nhanh chóng bao gồm:
- Ổi, cam, bưởi, dâu tây,… hầu hết đều là những thực phẩm giàu vitamin C. Chúng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng hàng rào bảo vệ da và hỗ trợ tái tạo tế bào giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương
- Cá hồi, thịt lợn,… thực phẩm giàu vitamin B. Hỗ trợ quá trình làm mờ sẹo mụn, giúp da trắng hồng, mịn màng hơn
- Bí, hạnh nhân, bơ,… đều là những thực phẩm “thuần chay” giàu vitamin E. Chúng có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ da tuyệt đối. Hỗ trợ cấp ẩm cho da, đồng thời kích thích tế bào tái tạo nhanh chóng.
Những điều cần tránh sau khi thực hiện laser
- Không chà xát mạnh lên da, không nặn hoặc bóc lớp vảy trên da (nếu có), hãy để lớp vảy tự bong ra. Hạn chế chạm tay vào mặt vì có nguy cơ nhiễm trùng vùng mặt.
- Không trang điểm ngay sau khi Laser, các sản phẩm trang điểm có thể gây kích ứng da và mẩn đỏ.
- Tránh nhiệt độ cao như tắm hơi nước nóng, rửa mặt bằng nước quá nóng vì da sau Laser cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
- Không sử dụng các hoạt chất “điều trị” mạnh như Tretinoin, Retinol, salicylic acid, glycolic acid… hoặc các chất tẩy tế bào chết. Tạm thời ngừng sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần trên cho đến khi da phục hồi hoàn toàn. Khi cần sử dụng lại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kết luận
Việc chăm sóc da sau laser đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy hiệu quả của liệu trình, giúp da phục hồi khỏe mạnh và tránh những tác động không mong muốn. Thực hiện đúng các bước chăm sóc, từ giữ ẩm, bảo vệ da khỏi ánh nắng đến sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tái tạo, sẽ giúp bạn sớm lấy lại làn da mịn màng, tươi trẻ. Hãy kiên trì và cẩn thận với làn da của mình, để những nỗ lực trong quá trình điều trị mang đến kết quả lâu dài và ưng ý nhất.